Phân loại Tiếng Pict

Tranh của Joseph Ratcliffe Skelton (1865–1927) tả cảnh Côlumba thuyết giảng trước Bridei, vua của Fortriu vào năm 565.

Sự tồn tại của tiếng Pict vào thời sơ kỳ Trung Cổ được khẳng định rõ ràng trong Historia ecclesiastica gentis Anglorum của Bêđa, người xem tiếng Pict là một ngôn ngữ khác biệt với của người Briton, người Ireland, và người Anh.[3] Bêđa ghi rằng Côlumba, một người Gael, đã dùng một thông dịch viên trong cuộc truyền giáo cho người Pict. Một số giả thuyết được đưa ra về bản chất của tiếng Pict:

Đa số học giả đồng ý rằng tiếng Pict là một ngôn ngữ Britton, một số khác cho rằng nó chỉ liên quan đến tiếng Britton chung.[4] Tiếng Pict đã phải chịu sự lấn át của tiếng Ireland cổ nói tại Dál Riata từ thế kỷ thứ 5.[4]

Tiếng Pict có lẽ đã ảnh hưởng lên sự phát triển của tiếng Gael Scotland hiện đại. Điều này rõ ràng nhất ở từ mượn, nhưng quan trọng hơn là sự ảnh hưởng lên cú pháp tiếng Gael Scotland, thứ mang ít nhiều ảnh hưởng của các ngôn ngữ Britton.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng Pict http://www.irss.uoguelph.ca/article/viewFile/616/1... http://www.euppublishing.com/doi/abs/10.3366/inr.1... http://www.fordham.edu/halsall/basis/bede-book1.ht... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://ia600303.us.archive.org/18/items/transactio... http://glottolog.org/resource/languoid/id/pict1238 http://www.sil.org/iso639-3/documentation.asp?id=x... http://sino-platonic.org/complete/spp239_indo_euro... http://archaeologydataservice.ac.uk/catalogue/adsd...